Nhân viên là yếu tố quan trọng nhất của việc vận hành siêu thị. Khi bạn mở siêu thị mà không có nhân viên sẽ khó có thể chăm sóc hoạt động bán hàng hay chăm sóc hàng hóa siêu thị được. Cùng với đó nhân viên bán hàng siêu thị xuất sắc sẽ giúp tăng doanh số bán hàng và giúp cho hoạt động vận hành siêu thị hiệu quả.

Cần yếu tố gì đặc biệt để làm nhân viên siêu thị? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về yêu cầu của 1 nhân viên bán hàng siêu thị mà bạn cần nắm được khi tuyển dụng.

>> Xem thêm: Quy trình các bước để mở 1 siêu thị mini trọn gói chuẩn nhất

1. Nhân viên bán hàng siêu thị làm những công việc gì?

Nhân viên siêu thị ngoài việc bán hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng nhằm thúc đẩy doanh thu của siêu thị, thì công việc chủ yếu tập trung vào hoạt động sàn của siêu thị mini, các hoạt động này bao gồm:

1.1 Trưng bày quầy kệ, lấp đầy hàng hóa

Khi tuyển nhân viên bán hàng siêu thị, người quản lý có thể chọn những người có kinh nghiệm bán hàng hoặc chưa có kinh nghiệm để đào tạo theo các đầu việc.

Trưng bày quầy kệ là công việc được nhân viên bán hàng siêu thị làm hàng ngày vào đầu mỗi ca bán hàng. Nhân viên bắt buộc phải thực hiện công việc này để đảm bảo rằng hàng hóa trên quầy kệ của siêu thị luôn đầy đủ, không bị thiếu hàng.

Công việc bán hàng trong siêu thị cần setup full hàng thường xuyên, nếu lúc nào cũng để hàng hóa trên kệ bị trống, khách hàng vào hỏi mua thì báo hết hàng trong khi hàng trong kho còn nhiều thậm chí sắp hết hạn, sẽ khiến cảm quan khách hàng thấy siêu thị của bạn không đẹp, thiếu sự chăm sóc và có thể đang kinh doanh không tốt.

Khi siêu thị của bạn để lại một ấn tượng không tốt như vậy như thì rất khó để khách hàng bước chân vào những lần tiếp theo, và tất nhiên bạn sẽ bị mất khách đồng nghĩa với việc doanh thu của siêu thị không thể tăng được. Hãy nhấn mạnh điều này với các ứng viên khi tuyển nhân viên siêu thị bạn nhé!

Việc trưng bày quầy kệ có những nguyên tắc cơ bản để khách hàng có thể tìm được hàng hóa họ cần và dễ dàng có quyết định mua hàng. Nhân viên bán hàng siêu thị cần được trang bị kiến thức này và thực hành nó thường xuyên để giúp khách hàng mua hàng thuận lợi nhất.

Ngoài ra, theo từng mùa vụ, bán hàng trong siêu thị sẽ cần thay đổi trang trí layout cho phù hợp với thời điểm mùa vụ. Nhân viên bán hàng siêu thị sẽ là người thực hiện các công việc này bên cạnh các công ty chuyên nghiệp siêu thị thuê để trang trí (nếu có).

1.2 Kiểm tra hạn sử dụng của hàng hóa

Đây cũng là công việc hàng ngày mà một nhân viên bán hàng siêu thị phải làm. Ngay khi tuyển nhân viên bán hàng siêu thị xong, bạn cần giới thiệu cho nhân viên nắm được. Hàng hóa cần kiểm tra có thể phân thành khu để kiểm hàng theo lịch trong tuần hoặc sẽ được kiểm tra qua file kiểm soát date kết hợp cùng kiểm soát trực tiếp date hàng hóa khi đi full hàng.

Kiểm tra hàng hóa giúp đảm bảo việc bán hàng trong siêu thị luôn thực hiện kiểm soát hàng theo nguyên tắc FEFO, tránh trường hợp sót hàng, tồn hàng trên quầy kệ đến khi hàng hết hạn sử dụng.

Kiểm tra hạn sử dụng hàng hóa là một quy trình kéo dài từ thời điểm nhập hàng đến khi hết hàng hoặc khi hàng hết hạn sử dụng. Nhân viên bán hàng siêu thị cần cập nhật số lượng hàng nhập và hạn sử dụng của loại hàng vào file theo dõi nhập hàng. Sau đó hàng ngày theo dõi hạn sử dụng của hàng hóa trên kệ để có các phương án xử lý cần thiết để tránh hàng cận date, quá hạn sử dụng.

Kiểm tra hàng hóa hàng ngày cũng đảm bảo rằng siêu thị của bạn sẽ không bị các cơ quan chức năng phạt khi để hàng vi phạm nguyên tắc hạ kệ hàng hóa, cũng như hàng quá hạn sử dụng vẫn được bày bán trên quầy. Đừng quên nhắc nhở các ứng viên khi tuyển nhân viên siêu thị bán hàng.

1.3 Nhập, xuất hàng hóa

Nhân viên bán hàng siêu thị là người trực tiếp nhập hàng khi nhà cung cấp giao hàng, thông thường các siêu thị sẽ nhập hàng theo ngày nên đây là công việc sẽ diễn ra hàng ngày đối với hoạt động của nhân viên siêu thị.

1.4 Đảm bảo tem giá tại quầy kệ

Khách hàng lựa chọn siêu thị để mua hàng bởi có thể biết chắc giá món hàng mình lựa chọn nhằm cân đối tài chính nên việc đảm bảo tem giá tại quầy kệ là công việc đặc biệt quan trọng cần chú ý đối với nhân viên bán hàng siêu thị.

Tem giá tại siêu thị cần đảm bảo đầy đủ, đúng giá, đặt đúng mặt hàng. Hàng ngày nhân viên siêu thị có thể kiểm tra tem giá từ 1 đến 2 lần để bổ sung các tem giá bị mất hoặc bị thiếu. Khi tuyển nhân viên bán hàng siêu thị, bạn hãy lưu ý nhắc nhở họ về điều quan trọng này.

1.5 Thu ngân

Với các siêu thị có doanh thu thấp, số lượng nhân viên cho siêu thị cũng hạn chế, thường nhân viên siêu thị sẽ phải biết quy trình và thao tác thu tiền của khách. Với từng hệ thống khác nhau, quy trình thu ngân cũng khác nhau, tuy nhiên có những bước cơ bản là quét mã hàng khách mua, kiểm tra mặt hàng, số lượng, thanh toán, bao gói và kiểm soát khách ra khỏi cửa hàng.

1.6 Kiểm tra chất lượng hàng tươi sống

Lợi thế của siêu thị là có các sản phẩm tươi sống, nhưng các sản phẩm này có thời hạn sử dụng ngắn, dễ hư hỏng nên cần thường xuyên kiểm tra. Để kiểm tra chất lượng hàng tươi sống, nhân viên bán hàng siêu thị cần hiểu rõ về sản phẩm, các quy định để loại bỏ hàng hóa kém chất lượng. Mỗi ca làm việc, nhân viên có thể kiểm tra các mặt hàng tươi sống 1 hoặc 2 lần để đảm bảo chất lượng được tốt nhất.

1.7 Đảm bảo vệ sinh cửa hàng

Công việc thường xuyên phải làm của nhân viên bán hàng siêu thị là vệ sinh cửa hàng và quầy kệ để đảm bảo siêu thị luôn gọn gàng, sạch sẽ, tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng khi trải nghiệm tại cửa hàng. Công việc này được nhân viên thực hiện đều đặn khi mở cửa và đóng cửa siêu thị.

2. Phân công công việc theo ca cho nhân viên bán hàng siêu thị như thế nào?

Khi tuyển nhân viên bán hàng siêu thị, bạn cũng có thể tuyển theo ca. Việc phân phối công việc, chia ca làm hợp lý cho các nhân viên bán hàng siêu thị sẽ góp phần gia tăng hiệu quả bán hàng.

2.1 Ca sáng

Đối với nhân viên ca sáng, những công việc hàng ngày phải làm bao gồm:

  • Mở cửa siêu thị, dọn dẹp lau sàn, quầy kệ.
  • Kiểm tra trưng bày, full hàng nếu cần; kiểm tra tem giá, kiểm tra hàng tươi sống.
  • Kiểm tra hạn sử dụng hàng hóa theo lịch, kiểm tra các công cụ bảo quản hàng hóa.
  • Xen kẽ là các hoạt động bán hàng và thu ngân.
  • Bàn giao công việc cho ca chiều.

2.2 Ca chiều

Đối với nhân viên ca chiều, những công việc hàng ngày phải làm bao gồm:

  • Nhận bàn giao của ca sáng.
  • Kiểm tra trưng bày, full hàng nếu cần; kiểm tra tem giá, kiểm tra hàng tươi sống.
  • Kiểm tra hạn sử dụng hàng hóa theo lịch, kiểm tra các công cụ bảo quản hàng hóa.
  • Xen kẽ là các hoạt động bán hàng và thu ngân.
  • Dọn dẹp lau sàn và đóng cửa siêu thị.

>> Xem thêm: Chia sẻ quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng siêu thị hiệu quả

Mosieuthi.vn là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ setup siêu thị mini trọn gói tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp toàn diện để khởi đầu kinh doanh siêu thị mini một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi đã có cơ hội “chinh chiến” từ Bắc vào Nam, hợp tác với nhiều thương hiệu tên tuổi. Bạn có thể tham khảo qua các dự án trong danh mục Dự án setup siêu thị mini.

Để được tư vấn miễn phí, giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số hotline 08.7722.8383 hoặc chat trực tiếp với nhân viên tư vấn qua zalo, Fanpage, Website,…. Đội ngũ tư vấn viên và chuyên viên thiết kế sáng tạo, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *